10 điều có thể bạn chưa biết về ngày lễ Giáng sinh quý khách cần thông tin chi tiết có thể liên hệ quản trị viên để hỗ trợ. Chúng tôi không bán hàng, quảng cáo cho nhãn hàng nào! chỉ cung cấp thông tin thôi ạ.
Giáng sinh là một lễ hội có lịch sử lâu đời, được tổ chức nhằm kỷ niệm sự ra đời của Chúa Giêsu. Hầu như mọi người đều biết về lễ Giáng sinh nhưng không phải cũng biết nét đặc trưng, các vật dụng không thể thiếu trong ngày lễ này. Bài viết sau đây sẽ bật mí 10 điều điều có thể bạn chưa biết về ngày lễ Giáng Sinh. Mời các bạn cùng chúng tôi theo dõi.
I. Lịch sử kẹo cây gậy – Kẹo cây gậy bắt nguồn từ nước nào?
Kẹo cây gậy thường có vị bạc hà và có màu sắc trắng đỏ xen kẽ nhìn rất bắt mắt. Về lịch sử của chiếc kẹo Giáng sinh này, mọi người cho rằng loại kẹo này gắn liền với câu chuyện xảy ra vào khoảng 230 năm trước ở nhà thờ Cologne (Đức).
Bởi vì để những lũ trẻ đến nhà thờ không chạy nhảy ồn ào, cha xứ ở đây đã cho chúng chiếc kẹo dài màu trắng làm từ đường và bẻ cong ở phần đuôi như hình chiếc gậy.
Thời điểm đầu tiên đánh dấu sự xuất hiện của chiếc kẹo này trên cây thông Noel là vào năm 1847, khi một người Đức gốc Thụy Điển sống ở Ohio (Mỹ) sử dụng cây kẹo như vật trang trí trên cây thông Noel. Sau đó, rất nhiều người khác ở khu vực cũng đã làm theo.
Đến những năm đầu của thế kỷ XX, kẹo cây gậy đã có hình dáng giống như hiện tại. Nhiều người cho rằng, sọc màu trắng trên kẹo biểu thị cho sự thuần khiết của chúa Jesus, trong khi đó, 3 sọc đỏ biểu tượng cho 3 ngôi sao thiêng liêng của Chúa và mùi vị bạc hà tượng trưng cho cây bài hương được dùng làm nước rửa tội.
II. Nguồn gốc của thiệp giáng sinh
Chiếc thiệp Giáng sinh đầu tiên là do ông Henry Cole – một thương gia giàu có ở nước Anh – vào năm 1843 đã nhờ họa sĩ John Callcott Horsley thiết kế một tấm thiệp thật đẹp và đặc biệt để tặng bạn bè. Trào lưu tặng thiệp đã du nhập sang Đức không lâu sau đó nhưng đến tận 30 năm sau thì người dân Mỹ mới theo trào lưu này.
III. Mũi tuần lộc màu đỏ
Mũi của các chú tuần lộc có màu đỏ là do kết quả của việc ở nhiệt độ cực thấp và phải làm việc quá sức trong thời tiết lạnh giá vào đêm Giáng sinh. Đây là công bố của một nghiên cứu khoa học trên Tạp chí Y học Anh.
IV. Nguồn gốc của lễ Giáng sinh
Giáng sinh là ngày lễ kỷ niệm Chúa Jesus ra đời, còn có các tên gọi khác như Noel, Christmas hay lễ Thiên Chúa giáng sinh. Thời điểm chính thức của lễ là vào ngày 25/12 (lễ chính ngày) nhưng mọi người thường tổ chức ăn mừng từ tối ngày 24/12 (lễ vọng).
Các hội Chính thống giáo Đông Phương vẫn còn sử dụng lịch Julius để định ngày Giáng sinh. Theo đó ngày 7/1 (lịch Gregorius) chính là ngày diễn ra lễ Giáng sinh.
V. Ý nghĩa của việc tặng quà cho nhau trong ngày lễ Giáng sinh
Bởi vì Chúa Jesus đã phải chịu đóng đinh trên cây thập giá và hy sinh đời mình cho nhân loại, nên việc tặng quà trong ngày lễ này mang ý nghĩa như là cử chỉ hy sinh nho nhỏ cho người khác và không mong cầu được đáp lại. Ngoài ra, đây cũng là cách người theo đạo Thiên Chúa bày tỏ tình cảm với những người thân yêu của mình.
VI. Ai là người phát minh ra đèn màu trang trí Giáng sinh?
Edward Johnson chính là người đầu tiên phát minh ra những chiếc bóng đèn điện trang trí tại nhà riêng ở New York cho đêm Giáng Sinh vào năm 1882. Mặc dù, ngày càng có nhiều loại bóng đèn mang tính đột phá, ấn tượng khác nhưng đây vẫn là một trong những thành tựu phát minh vĩ đại của Mỹ.
VII. Tên gọi
Với tên gọi Noel, có 2 giả thuyết về nguồn gốc tên gọi. Một là, nó bắt nguồn từ Naël – một tiếng có gốc từ tiếng Latinh nātālis (diēs) nghĩa là ngày sinh. Hai là xuất phát từ danh hiệu Emmanuel – tiếng Hebrew có nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”.
Với tên gọi phổ biến trong tiếng Anh – Christmas thì Christ là tước hiệu của Chúa Jesus còn Mas có nghĩa là thánh lễ.
VIII. Ngôi sao Giáng Sinh
Theo tương truyền, vào lúc Chúa Jesus chào đời đã xuất hiện 1 ngôi sao rực rỡ trên bầu trời, ánh sáng của nó tỏa ra mấy trăm dặm còn có thể nhìn thấy. Có 3 vị vua ở vùng lãnh thổ Syria và Iran xa xôi đã theo sự dẫn đường của ngôi sao sáng này tìm đến được nơi Chúa Jesus ra đời, họ tin rằng đây chắc chắn là một phép lạ.
Vì thế, ngôi sao trở thành biểu tượng của lễ Giáng sinh và thường xuất hiện ở những vị trí quan trọng nhất trong các giáo đường, cơ sở tôn giáo…
IX. Biểu tượng và ý nghĩa
- Vòng lá mùa Vọng Hình tròn của vòng tượng trưng cho sự sống vĩnh hằng cùng tình yêu thương vô tận của Chúa Jesus. Màu xanh lá mang ý nghĩa hy vọng Đấng Cứu Thế sẽ đến cứu con người. 4 cây nến – 3 cây tím tượng trưng cho mùa vọng, 1 cây màu hồng là màu của Chúa Nhật thứ Ba mùa Vọng hoặc 4 cây màu đỏ là mỗi tuần mùa Vọng đốt 1 cây.
-
- Hang đá: Hình ảnh trong hang đá tái hiện lại khoảnh khắc Chúa Jesus ra đời
- Cây thông: Đây là loài cây tượng trưng của sự sống hay cuộc sống vĩnh hằng của Chúa
- Quà tặng Giáng sinh trong chiếc vớ: Theo truyền thuyết xưa, vào đêm Giáng sinh, Ông già Noel thường cưỡi xe tuần lộc đến nhà có cây thông Noel, leo vào nhà qua đường ống khói, tặng quà để trong những chiếc vớ cho các em nhỏ đang ngủ.
- Chợ Giáng sinh: Là một hình thức chợ đường phố truyền thống thường được tổ chức khoảng 1 tháng trước khi lễ Giáng sinh diễn ra.
X. Ông già Noel
Hình ảnh Ông già Noel (Santa Claus) được lấy cảm hứng từ vị thần huyền thoại Odin – vị thần Bắc Âu Thiên Chúa. Theo đó, Odin là nhà lãnh đạo của Wild Hunt vào mỗi dịp lễ Yule (tương ứng với dịp Giáng sinh cho Đức Pagan Tribes). Odin sẽ đi xe ngựa 8 chân có tên gọi là Sleipnir – tương tự như xe trượt tuyết với các chú tuần lộc của Santa Claus.
Trẻ em thường sẽ cho rơm, đường, cà rốt vào chiếc bốt của mình và đặt gần ống khói. Đến khi ngựa của Odin bay qua thì có thể ăn trong lúc nghỉ ngơi. Sau đó, Odin sẽ khen thưởng lòng tốt của các bé bằng cách để lại bánh kẹo, đồ chơi hoặc quà tặng trong chiếc bốt đó. Điều này giống như là việc Ông già Noel để quà cho trẻ em vào những chiếc vớ.
Giáng sinh đang ngày càng trở nên gần gũi và phổ biến hơn với cả những quốc gia Châu Á. Hy vọng rằng những điều mà chúng tôi vừa chia sẻ ở trên đã giúp bạn phần nào hiểu thêm về ngày lễ Giáng sinh, cũng như các hoạt động truyền thống đặc sắc vẫn luôn được duy trì vào dịp lễ này.
Liên hệ admin để hỗ trợ tác quyền!